Trĩ nội độ 1 và trĩ nội độ 2 là gì? Cách điều trị ra sao?

Khái niệm về trĩ nội độ 1 và trĩ nội độ 2

Bệnh trĩ nội độ 1 và 2 là gì ? Chữa hết được không ? Ở người mắc bệnh trĩ nội cấp độ 1 & 2 thường có các triệu chứng chung là: đau, chảy máu khi đi đại tiện, vùng da xung quanh hậu môn bị viêm gây cảm giác bỏng rát,ngứa ngáy khó chịu, có lẫn dịch ướt.

Người mắc bệnh trĩ nội độ 1 & trĩ nội độ 2 nói riêng và bệnh trĩ nói chung thường có tâm lý e dè khi đến các phòng khám hoặc bệnh viện để điều trị. Bạn có biết trĩ nội cấp độ 1 và 2 là còn ở giai đoạn nhẹ và có hể chữa khỏi một cách nhanh chóng không ?

tri noi do 1, tri noi do 2

Bệnh nhân bị trĩ nội nếu càng để lâu thì các biến chứng càng ngày càng nặng, búi trĩ chảy máu tăng về lượng và sa xuống hậu môn nhiều hơn gây viêm sưng, nhiễm trùng. Tới khi trĩ nội đến cấp độ 3, 4, búi trĩ không còn có thể tự thụt vào trong mà phải dùng tay đẩy vào hoặc phải làm phẫu thuật để cắt bỏ đi

Nguyên nhân gây trĩ nội độ 1 và trĩ nội độ 2 là gì?

Nguyên nhân mắc bệnh trĩ nội là do việc kéo dài tình trang sức ép lên vùng tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng gây nghẽn, viêm tắt các mạch máu dẫn đến hình thành búi trĩ. Bệnh thường xảy ra ở những người bị táo bón hay tiêu chảy mãn tính, người thường xuyên phải đứng, ngồi, rinh vác vật nặng nhiều, ít đi lại, phụ nữ mang thai và người có tiền sử thành viên trong gia đình đã mắc phải bệnh trĩ.

Các triệu chứng của trĩ nội cấp độ 1 thường rất ít hoặc không rõ ràng, nên bệnh nhân thường chỉ nhận ra khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, búi trĩ đã sa ra bên ngoài, viêm nhiễm, xuất huyết..

Triệu chứng bệnh trĩ nội độ 1 và trĩ nội độ 2

trieu chung benh tri noi do 1 va tri noi do 2

Trĩ nội độ 1

Trĩ nội độ 1 triệu chứng sớm và quan trọng nhất là đại tiện ra máu, thấy máu trên phân. Tuy nhiên, lương máu ở giai đoạn này còn khá ít, hầu như chỉ có thể nhìn thấy sau khi sử dụng giấy vệ sinh. Bệnh nhân ở giai đoạn trĩ độ 1 còn có các triệu chứng như đau, kim chích, ngứa ở hậu môn.

Trĩ nội độ 2

Nếu trĩ nội độ 1 không được quan tâm và điều trị thì sẽ tiến triển thành trĩ nội cấp độ 2, triệu chứng có thể vẫn giống như ở giai đoạn đầu, tuy nhiên lượng máu chảy ra nhiều hơn, có thể thành giọt hoặc tia mỗi khi đi đại tiện, rặn mạnh.

Bệnh nhân còn sẽ thấy búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn sau khi đại tiện, sau đó có thể tự thụt lại vào trong. ở giai đoạn trĩ nội độ 2, bệnh nhân cảm thấy ngứa, đau nhiều hơn và ẩm ướt ở hậu môn do búi trĩ tiết dịch.

Cách điều trị bệnh trĩ nội độ 1 và trĩ nội độ 2

Bệnh nhân bị trĩ nội độ 1 hoặc trĩ độ 2 còn nhẹ nên thường được tư vấn điều trị bằng phương pháp nội khoa, bệnh nhân chỉ cần uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, bên cạnh đó là thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lí là có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Điều trị bằng thuốc: loại thuốc được sử dụng trong điều trị trĩ nội độ 1 và trĩ nội độ 2 thường là thuốc đặt hoặc thuốc bôi, có tác dụng chính là giảm đau, hỗ trợ đại tiện, chống phù nề hậu môn.

Tập thể dục đều đặn: mỗi ngày nên dành khoảng 30 phút để vận động cơ thể, giúp lưu thông máu. Không ngồi lâu quá 1 giờ liên tục, không đứng hoặc rinh đồ quá sức.

Thói quen đại tiện: tốt nhất là đi đại tiện vào buổi sáng, không ngồi quá lâu, rặn quá mạnh, tuyệt đối không được nín nhịn việc đào thải tự nhiên của cơ thể.

cach tri benh tri noi do 1 hoac tri noi do 2

Ăn nhiều chất xơ: các loại trái cây là cách tốt nhất để bổ sung chất xơ cho cơ thể, giúp nhuận tràng, dễ đi tiêu, không nên ăn trái cây khi đói vì có thể gây đau bụng, tiêu chảy.

Uống nhiều nước: người mắc bệnh trĩ cần bỏ sung nhiều nước hơn, vì việc này giúp làm mềm phân, hạn chế táo bón gây phân cứng khiến búi trĩ chảy máu.

Trĩ nội độ 1 và trĩ nội độ 2 có thể chữa hết hoàn toàn và thời gian điều trị dài hay ngắn là phụ thuộc vào người bệnh, hãy gặp ngay bác sĩ nếu bạn thấy mình có một trong nhũng biểu hiện triệu chứng đầu tiên, tập thói quen sống và sinh hoạt lành mạnh để phòng bệnh và tránh tái phát

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here