Dấu hiệu bệnh trĩ hỗn hợp của người mắc phải cũng giống như cả hai loại trĩ nội và trĩ ngoại. Các triệu chứng lâm sàng thường bao gồm ngứa hậu môn, đại tiện ra máu, hậu môn tiết dịch nhầy, sa búi trĩ…có rất nhiều dấu hiệu khác, người bệnh cần quan tâm đến những triệu chứng sớm để có phương pháp điều trị thích hợp.
Bệnh trĩ thường gặp ở phụ nữ, dân văn phòng, người bị béo phì và người cao tuổi, đặc biệt là tỷ lê nam giới mắc cao hơn phụ nữ. Biểu hiện của bệnh trĩ hỗn hợp cũng không quá khó để nhận biết, thường bao gồm các triệu chứng của cả trĩ nội và trĩ ngoại, bên cạnh đó là có các dấu hiệu đặc trưng rất dễ nhận biết.
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh trĩ hỗn hợp
Các biểu hiện của bệnh trĩ bao gồm hỗn hợp đại tiện ra máu. dịch nhầy tràn ra, sa búi trĩ. Bên cạnh đó, có rất nhiều dấu hiệu khác. Người bệnh cần quan tâm để tìm hiểu, sớm để có phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả trong thời gian. Các dấu hiệu cụ thể như sau:
Đi cầu ra máu: đây được xem là một trong các dấu hiệu sớm nhất của bệnh trĩ nội. Bệnh nhân sau khi đi đại tiện xong thường thấy có vài giọt máu tươi trên giấy vệ sinh hoặc vệt đen trên phân. Đến giai đoạn nặng hơn, lượng máu chảy ra nhiều hơn có thể thành dạng nhỏ giọt như cà phê hoặc thành tia, hiện tượng này khiến bệnh nhân bị mất máu, tinh thần mệt mỏi.
Viêm nhiễm vùng hậu môn: Những bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường bị ngứa hậu môn do búi trĩ thường xuyên tiết dịch nhầy, gây ẩm ướt, viêm da quanh hậu môn. Tình trạng này tiếp diễn còn gây ra các bệnh lí khác ở hậu môn như áp xe hậu môn, nứt hậu môn..
Sa búi trĩ: Đây là dấu hiệu của bệnh trĩ nội ở giai đoạn giữa hoặc cuối, nguyên nhân chủ yếu là do búi trĩ nội bên trong hậu môn sa ra ngoài gây viêm nhiễm, sưng tấy, bệnh nhân rất khó khăn trong sinh hoạt, thấy cộm khi ngồi xuống. Lúc đầu búi trĩ nằm bên trong nhưng càng về sau lại lòi ra ngoài và sau đó nằm đó luôn, không thể đẩy vào được nữa, chỉ có thể phẫu thuật cắt cỏ.
Đau hậu môn: Đây là một trong các dấu hiện phổ biến của bệnh trĩ do vùng hậu môn là nơi có nhiều dây thần kinh, rất nhạy cảm, vì vậy khi mắc bệnh trĩ hỗn hợp, vùng hậu môn sẽ luôn cảm thấy triệu chứng đau nhẹ hoặc đau nặng tùy tình trạng bệnh; đau nhất là sau khi đại tiện và ngồi.
Trên đây là những triệu chứng phổ biến khi bị bệnh trĩ hỗn hợp, bạn có thể cần phải nhớ và xem nếu có bất cứ biểu hiện nào trong đó nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh trĩ kịp thời. Tránh để tình trạng nặng ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Cách điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ hỗn hợp
Các chuyên gia từ báo sức khỏe cho rằng do bệnh trĩ hỗn hợp thường là biến chứng nặng cũa trĩ nội nên bệnh nhân tuyệt đối không được tự chữa tại nhà mà phải đến gặp bác sĩ để nhận được sự tư vấn về các cách điều trị trĩ hỗn hợp để đạt hiệu quả cao nhất.
Trĩ hỗn hợp có thể được điều trị bằng:
– Thuốc trị trĩ, thuốc bôi, thuốc đạn… tùy thuộc vào mức độ bệnh trĩ mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân loại thuốc để chống viêm, co búi trĩ, giảm sưng và phù nề.
– Nếu bệnh nhân trĩ hỗn hợp đã bước sang giai đoạn nặng thì phương pháp điều trị lúc này thường là ngoại khoa, phẫu thuật để cắt bỏ, chích xơ, thắt búi trĩ bằng thun, phương pháp Longo, phương pháp PPH…
Phòng ngừa bệnh trĩ hỗn hợp
Các phương pháp chữa bệnh trĩ hiện nay đã đạt tới mức độ tiên tiến, quá trình phẫu thuật rất ngắn, vài phương pháp bệnh nhân có thể về ngay trong 24 giờ và khỏi hẳn trong 1 tuần. Tuy nhiên, bệnh trĩ là căn bệnh rất dễ tái phát, nếu bạn đã hoặc chưa bị, hãy thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và cách sinh hoạt của mình. Bệnh nhân muốn đề phòng bệnh trĩ cần phải:
– Tránh các thức ăn cay nóng, các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá,…Ăn nhiều rau củ quả, trái cây, thực phẩm chứa nhiều chất xơ giúp việc đại tiện dễ dàng và trơn tru.
– Tăng cường hoạt động thể chất, tránh ngồi, đứng một chỗ quá lâu trong thời gian dài, hạn chế làm viêc quá sức, hay rinh vác vật nặng thường xuyên.
– Uống nhiều nước giúp làm mềm phân, phòng chống táo bón.
– Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ giấc, tốt nhất là buổi sáng, không được ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh.