Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại là gì? Cách điều trị ra sao?

Là một trong 3 loại trĩ phổ biến hiện nay, bệnh trĩ ngoại có biểu hiện khá dễ nhận biết so với bệnh trĩ nội. Tuy triệu chứng rát dễ để nhận ra nhưng vẫn còn rất nhiều người còn chủ quan không để ý hoặc vì xấu hổ mà không muốn đi khám bác sĩ khiến bệnh ngày càng nặng hơn.

benh tri ngoai la gi

Bệnh trĩ ngoại là các búi trĩ hình thành bên ngoài hậu môn, nằm gần rìa hậu môn, thường không chảy máu, như gây đau, rát, khó chịu ở hậu môn. Tuy nhiên, khi để lâu, búi trĩ sẽ ngày càng to ra, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy đâu là những biểu hiện, triệu chứng giúp ta dẫn nhận biết căn bệnh này?

Biểu hiện và triệu chứng bệnh trĩ ngoại

– Khó chịu, đau xung quanh hậu môn: người bị trĩ ngoại giai đoạn đầu thường có một cảm giác rất chịu ở phần dưới như đau,rát, ngứa hậu môn. Nếu thường xuyên bị táo bón hoặc tiêu chảy, bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau đớn do lực ép của phân cứng lên hậu môn.

– Trong lúc đại tiện, người bệnh cũng sẽ cảm thấy rất bức bí, khó rặn, đó là do cơ vòng hậu môn đóng, khiến bệnh nhân khi ngồi hoặc đi đều cảm thấy đau, hiện tượng này có thể kéo dài đến vài ngày.

– Triệu chứng chảy máu ở trĩ ngoại giai đoạn đầu vẫn còn rất nhẹ, âm thầm, đôi khi chỉ thấy máu trên giấy vệ sinh sau khi đại tiện. Tuy nhiên, khi bệnh trĩ đã đạt tới giai đoạn nặng hơn, hiện tượng đi đại tiện ra máu càng nhiều và thường xuyên hơn, có thể chảy máu dưới dạng nhỏ giọt hoặc thành cả tia. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến bệnh nhân thiếu máu trầm, suy nhược.

bieu hien benh tri ngoai

– Sa búi trĩ: Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ thấy một khối nhỏ lòi ra ở hậu môn. Càng về sau, búi trĩ sẽ càng to hơn gây ra đau đớn,và nỗi sợ hãi khi đi đại tiện cho bệnh nhân

– Hậu môn sưng, xung huyết: bệnh nhân cảm thấy ẩm ướt, ngứa do búi trĩ tiết dịch gây viêm da xung quanh hậu môn, tình trạng nghiêm trọng hơn sau mỗi lần đi đại tiện. Khi thăm khám có thể thấy một phần của da ở các nếp gấp hậu môn bị sưng lên, có máu xung quanh, có một lượng dịch nhỏ tiết ra.

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ ngoại

Phương pháp ngoại khoa

Bệnh nhân bị trĩ ngoại còn nhẹ thì thường được các bác sĩ đề nghị sử dụng phương pháp ngoại khoa dùng thuốc như viên nén, viên nang hoặc thuốc bơm; thuốc đặt hậu môn như thuốc mỡ, thuốc đạn; bệnh nhân cần phải thực hiện đúng theo liều lượng và chỉ dẫn bác sĩ, bên cạnh đó thì cần điều trị song song với táo bón, tiêu chảy ( nếu có ).

Phương pháp phẫu thuật

Phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật thường chỉ áp dụng cho bệnh nhân trĩ cấp độ 3 hoặc 4,việc phẫu thuật lúc này là để loại bỏ búi trĩ và cầm máu, có thể áp dụng những phương pháp sau:

Đốt laser, thắt búi trĩ bằng dây thun, phẫu thuật cắt búi trĩ, phương pháp Longo, phương pháp PPH… Tùy từng tình trạng bệnh nhân mà áp dụng cách phẫu thuật trĩ thích hợp.

Hậu môn là vùng có nhiều dây thần kinh cảm giác, bệnh nhân sau khi phẫu thuật cần phải nghỉ ngơi, hạn chế làm việc, ăn uống kiêng khem rất khổ sở, vì vậy bạn hãy cố gắng đừng bao giờ để nó tái phát trở lại.

Xem thêm hinh anh benh tri và những thông tin về căn bệnh

– Tập thói quen đại tiện đều đặn, đúng giờ mỗi ngày. Mỗi lần đại tiện không được ngồi quá lâu, vệ sinh xong là đứng lên ra ngoài ngay.

– Điều chỉnh thói quen ăn uống: tránh chất kích thích, các thức ăn cay như ớt, hạt tiêu. Uống đủ nước, ăn nhiều rau.

– Tập thể thao mỗi ngày bằng cách đi bộ,bơi lội, yoga ít nhất 20 phút mỗi ngày.

– Hạn chế đứng, ngồi một chỗ, một tư thế quá 1 tiếng liên tục.

Trên đây là những điều bạn cần biết về những biểu hiện và triệu chứng để nhận biết bệnh trĩ ngoại mà Kênh sức khỏe 24h chia sẻ. Căn bệnh này không hề khó điều trị và phòng bệnh còn dễ hơn rất nhiều, hãy sống thật lành mạnh để không bao giờ phải lo lắng nhé các bạn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here