Khi thấy búi trĩ lòi ra ngoài thì cần làm gì? – Thưa bác sĩ, em năm nay 25 tuổi, gần đây em có thấy một cục thịt dư thường xuyên nhô ra ngoài hậu môn của mình. Cách đây khá lâu, em có thấy triệu chứng đi cần ra máu, nhưng nghĩ là do mình bị táo bón nên mới bị như vậy. Em là phụ nữ nên cũng ngại đi khám, Bác sĩ cho em hỏi có phải đây là triệu chứng sa búi trĩ không ạ và làm cách nào để chữa khỏi? Em xin cảm ơn.
Tại sao búi trĩ lòi ra ngoài?
Búi trĩ sa ra ngoài là triệu chứng hay xảy ra đối với bệnh nhân mắc trĩ giai đoạn đầu và dần tiến triển tăng dần, búi trĩ có thể xuất hiện bên trong hậu môn gọi là trĩ nội, bên ngoài hậu môn kêu là trĩ ngoại, trường hợp hiếm hơn là cả trong lẫn ngoài thì là trĩ hỗn hợp.
Búi trĩ lòi ra ngoài gây ra rất nhiều phiền toái cho sức khỏe và sinh hoạt của bệnh nhân nếu không điều trị dứt điểm kịp thời, kích thước của búi trĩ sẽ tăng dần theo thời gian kèm với đó là các biến chứng khác như viêm nhiễm xung quanh hậu môn, nứt, apxe hậu môn, nhiễm trùng, hoại tử…
Triệu chứng của búi trĩ lòi ra ngoài
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà búi trĩ sa ra ngoài ở các mức độ khác nhau từ cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4 chi tiết là như sau:
- Triệu chứng búi trĩ ở cấp độ 1: ở cấp độ triệu chứng không thường xuyên, rõ ràng, chỉ có hiệ
n tượng xuất huyết ít sau khi đi đại tiện.
- Triệu chứng búi trĩ cấp độ 2: Lúc này, búi trĩ đã bắt đầu hình thành và có thể nhận biết rõ rệt sau khi đi đại tiện nhưng có thể tự co lại vào hậu môn.
- Biểu hiện búi trĩ ở cấp độ 3: khi đi đại tiện búi trĩ lòi ra ngoài không thể tự co lại mà cần các tác động bên ngoài như dùng tay bấm vào trong. Không chỉ khi đại tiện mới thấy búi trĩ sa ra ngoài, người bệnh có bất kỳ tác động nào cũng có thể khiến búi trĩ lòi trở ra như khi hoạt động mạnh, ngồi xổm, ho, hắt hơi…
- Dấu hiệu búi trĩ ở cấp độ 4: Búi trĩ nằm luôn ra bên ngoài hậu môn và không thể đẩy hoặc bất kỳ sự can thiệp nào khác để đẩy vào trong, vì thế búi trĩ lúc này có thể gây ra tắc nghẽn, nhiễm trùng, đau đớn mọi lúc cho bệnh nhân.
Cách điều trị búi trĩ lòi ra ngoài
– Nếu bạn đang ở trong giai đoạn 1 và 2: Nên sử dụng thuốc hỗ trợ thành mạch và giúp làm giảm các triệu chứng đau, đau, rát, ngứa lỗ đít do búi trĩ gây ra. Thuốc điều trị có thể bao gồm thuốc bôi, thuốc hút, thuốc đặt hậu môn… Bởi vì dùng sai thuốc có thể gây ra nhiều biến chứng không tốt cho sức khỏe của người bệnh nên bệnh nhân hoàn toàn phải tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
– Nếu bạn đang ở trong giai đoạn 3 và 4 của bệnh trĩ: Búi trĩ không thể tự co lên. Bác sĩ sẽ đề nghị với bạn các kỹ thuật phẫu thuật tiên tiến có khả năng co thắt búi trĩ, làm búi trĩ tự co lên hoặc loại bỏ búi trĩ mà không ảnh hưởng đến kết cấu của hậu môn, giảm đau, và hồi phục nhanh hơn bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT, PPH.