Khi bị bệnh trĩ ra máu thì cần làm gì? Cách điều trị bệnh trĩ chảy máu

Bệnh trĩ ra máu là một trong những dấu hiệu nhận biết sớm nhất của căn bệnh này, búi trĩ có thể ra máu đỏ tươi, người bệnh cảm thấy đau, rát, khó chịu và ngứa ở hậu môn, thấy búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn

Triệu chứng của bệnh trĩ ra máu là gì? Làm gì khi búi trĩ ra máu? Nếu như để tình trạng búi trĩ chảy máu kéo dài thì tình trạng sức khỏe sẽ gặp nguy hại rất nhiều, sức khỏe và tinh thần của người bệnh sẽ xuống dốc không phanh, thần sắc mờ nhạt. Đọc bài viết dưới này để trang bị kiến thức hữu ích cho mình khi gặp trường hợp ra máu ở búi trĩ nhé.

cach dieu tri benh tri ra mau

Triệu chứng của bệnh trĩ ra máu

Chảy máu trĩ: triệu chứng xuất hiện sớm và thường xuyên. Lúc đầu chảy máu khi đại tiện rất kín đáo, thường người bệnh sẽ chỉ tình cờ được phát hiện khi thấy máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh sau khi đại tiện hoặc nhìn thấy những vệt máu trên phân. Từ đó, khi bệnh trĩ tiến triển đến giai đoạn nặng có thể thấy máu chảy thành giọt hoặc tia khi đi cầu, sau đó chỉ cần đi đứng hay hoạt động nhiều thì búi trĩ lại tiếp tục chảy máu. Đôi khi máu chảy ra từ búi trĩ là do những cục huyết khối hình thành bên trong.

Sa búi trĩ: Búi trĩ sa xuống dần dần từ khi chỉ thấy sau khi đi đại tiện cho đến khi nằm hẳn ra ngoài.

Triệu chứng khác: Búi trĩ có thể không đau, người bệnh chỉ có thể cảm thấy cồm cộm ở hậu môn. Đám rối tĩnh mạch ở trực tràng cũng có thể gây ra đau nhẹ, tắc mạch, nứt hậu môn, apxe hậu môn…Khi bệnh trĩ tiến triển nặng hơn có thể tiết ra dịch nhầy gây viêm da, ngứa quanh hậu môn.

cach dieu tri benh tri ra mau

Cách điều trị bệnh trĩ ra máu

– Nếu ở trường hợp bệnh trĩ vừa mới bị, bệnh nhân chỉ có thể cảm thấy khó chịu ở hậu môn thì bác sĩ có thề đề nghị chữa trị bằng phương pháp ngoại khoa: uống thuốc, dùng thuốc đặt hoặc thuốc bôi. Các loại thuốc này có chứa những thành phần giúp giảm đau, ngứa, giảm sưng, kháng viêm và cầm máu.

– Nếu búi trĩ đã có máu đông bệnh trong búi trĩ, bác sĩ có thể dễ dàng loại bỏ bằng tiểu phẫu đơn giản.

– Đối với bệnh nhân bị bệnh trĩ ra máu dai dẳng hoặc đau, bác sĩ có thể khuyên bạn nên áp dụng phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. Phương pháp điều trị này có thể được thực hiện tại các phòng khám chuyên khoa, không cần phải đến bệnh viện.

– Thắt búi trĩ bằng cao su: Bác sĩ có thể dùng một hoặc hai vòng cao su nhỏ để thắt xung quanh gốc của búi trĩ lại, phương pháp này giúp cắt đứt lượng máu được vận chuyển tới để nuôi búi trĩ, khiến cho nó bị teo lại và tự rụng đi trong vài ngày. Đây là cách làm khá phổ biến để điều trị cho bệnh nhân trĩ cấp độ 1 và trĩ cấp độ 2.

– Chích xơ: Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ dùng các tiêm thuốc vào thẳng mô trĩ để làm teo ngay lập tức. Áp dụng cách này có thể ít đau hơn và biến chứng ít hơn thắt búi trĩ bằng cao su.

– Đốt búi trĩ bằng tia laser: Kỹ thuật này sử dụng tia hồng ngoại, laser hoặc ánh sáng nhiệt, thu nhỏ, giảm lượng máu đến búi trĩ. Biện pháp đốt búi trĩ bằng tia laser có nhược điểm là dễ tái phát hơn thắt búi trĩ bằng cao su và chích xơ.

– Phẫu thuật: Nếu các phương pháp điều trị bệnh trĩ ở trên đã thất bại hoặc bệnh trĩ tiến triển nặng thêm, bác sĩ có thể khuyên bạn nên áp dụng phương pháp phẫu thuật mổ trĩ. Phẫu thuật có thể điều trị ngoại trú hoặc có thể cần phải ở lại bệnh viện qua đêm, tùy vào sức khỏe người bệnh sau mổ.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here