Cách phân biệt các loại bệnh trĩ – Bệnh trĩ có bao nhiêu loại?

Bệnh trĩ hình thành từ những đám rối vùng tĩnh mạch hậu môn, do chúng bị giãn quá mức khiến cho lớp da căng phồng và sưng đau, có loại búi trĩ mọc bên trong trực tràng nhưng có loại thì búi trĩ nằm bên ngoài cửa hậu môn, một số trường hợp người bệnh bị cả trong lẫn ngoài.

cac loai benh tri

Phân biệt các loại bệnh trĩ

Theo các chuyên gia sức khỏe 365 thì có 3 loại bệnh trĩ chính đó là : trĩ nội và trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Do niêm mạc ở ống hậu môn chúng ta được chia thành 2 vùng khác nhau, nằm dọc theo chiều dài của ống bằng đường lược. Niêm mạc nằm trên vùng đường lực này do không có dây thần kinh cảm giác nên không đau, còn vùng niêm mạc nằm dưới thì ngược lại nên gây cảm giác đau cho người bệnh.

Trĩ nội

Trĩ nội xảy ra ở vùng tĩnh mạch bên trong hậu môn ( trực tràng ). Các tĩnh mạch bị viêm và sưng kết nối lại với nhau và từ đó một khối Trĩ nội được sinh ra. Trĩ nội là một tình trạng khá phổ biến xảy ra trong ống hậu môn, và nhiều người đã mắc phải nhưng vô tình không biết do bệnh còn ở giai đoạn nhẹ.

Các cấp độ của trĩ nội:

benh tri noi

Cấp độ 1: búi trĩ mới hình thành, không nhô ra khỏi ống hậu môn, mặc dù họ có thể gây ra các triệu chứng khác như chảy máu hoặc ngứa.

Cấp độ 2 : lúc này vẫn còn đang ở giai đoạn đầu tiên của sa trĩ, búi trĩ có thể nhô ra từ ống hậu môn trong một lúc nhưng có thể tự rút lại vào cơ thể sau khi đi vệ sinh.

Cấp độ 3 : búi trĩ nhô ra ngoài cơ co thắt hậu môn sau khi đi vệ sinh và không rút lại hết, nhưng người bệnh có thể dùng tay để đẩy trở lại trong tay. Ở cấp độ này, trĩ có xu hướng chảy máu thường xuyên hơn và gây viêm.

Cấp độ 4 : trĩ nằm ra hoàn toàn bên ngoài cơ thể. Nếu đẩy trở lại, búi trĩ sẽ lại trượt ra trong thời gian ngắn. Ở giai đoạn này,bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức, số lượng máu chảy nhiều hơn và nguy cơ nhiễm trùng cũng cao hơn và có thể phát triển một cục máu đông bên trong ống hậu môn, đây còn được gọi là huyết khối.

cac cap do tri noi

Trĩ ngoại

Khác hoàn toàn trĩ nội, trĩ ngoại nằm trên đường lược, bao phủ búi trĩ ngoại là lớp biểu mô lát tầng. Do nằm trên vùng có dây thần kinh cảm giác nên bệnh nhân sẽ cảm thấy đau do thuyên tắc, chèn ép. Bệnh nhân bị trĩ ngoại giai đoạn nhẹ có thể tự khỏi mà không cần phẫu thuật,trừ khi đã ở giai đoạn cuối, búi trĩ sưng và chảy máu không ngừng.

Trĩ hỗn hợp

Trĩ hỗn hợp là tổng hợp các triệu chứng của trĩ nội và trĩ ngoại. Đa số các trường hợp mắc trĩ hỗn hợp xuất phát từ trĩ nội khi vào giai đoạn 3, lúc này búi trĩ sa ra ngoài tại thành trĩ ngoại, do các tĩnh mạch luôn luôn liên kết với nhau, có thể nói trĩ hỗn hợp là loại chữa trị khó và dễ tái phát nhất. Nếu bạn hoặc ai đó đang có hoặc vừa có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh trĩ, hãy đến ngay các trạm y tế hoặc phòng khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.

SHARE

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here